Tin tức

Đừng chủ quan với những triệu chứng cảnh báo sốc nhiễm trùng 

Ngày 10/03/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Sốc nhiễm trùng hay sốc nhiễm khuẩn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí có thể gây tử vong trong trường hợp bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu phát hiện có một số triệu chứng cảnh báo tình trạng này, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt, để phòng tránh nguy cơ rủi ro.

1. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: 

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sốc nhiễm trùng

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sốc nhiễm trùng

- Do tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng tại bất cứ một cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể. 

- Những trường hợp bị nhiễm trùng nặng ở đường tiêu hóa do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những vị trí bị tổn thương. 

- Bệnh nhân bị tắc sỏi đường mật, sỏi túi mật dẫn tới tình trạng viêm đường dẫn mặt, viêm túi mật và làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng. 

- Nhiều trường hợp phụ nữ được tiến hành nạo phá thai nhưng không đảm bảo vệ sinh hoặc những trường hợp khó sinh, thời gian “vượt cạn” kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra sốc nhiễm trùng. 

- Những trường hợp bị nhiễm trùng ngoài da nhưng với mức độ nghiêm trọng, chẳng hạn như lở loét, ổ áp xe,… cũng rất dễ gây sốc nhiễm trùng nếu bệnh nhân không được điều trị theo những phương pháp phù hợp và hiệu quả. 

- Những trường hợp phải thực hiện các thủ thuật như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu, nội soi màng bụng, nội soi phế quản,… cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sốc nhiễm trùng. 

2. Một số triệu chứng cảnh báo tình trạng sốc nhiễm trùng

Tùy theo từng trường hợp mà những triệu chứng sốc nhiễm trùng có thể khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất: 

- Người bệnh sốt cao, có thể gặp phải tình trạng rét run, hạ thân nhiệt đột ngột. 

- Bệnh nhân thở nhanh, mạch yếu, mạch đập nhanh, khó bắt mạch, giãy giụa và mất định hướng. 

Sốt là một biểu hiện của sốc nhiễm trùng

Sốt là một biểu hiện của sốc nhiễm trùng

- Tiểu ít: Khi bị sốt bệnh nhân thường đi tiểu ít hơn. Hoặc trường hợp mạch máu của thận bị tác động khiến cho áp lực lọc ở cầu thận suy giảm dẫn tới tiểu ít. Một số trường hợp có thể bị suy thận cấp. 

- Đầu chi và da của bệnh nhân lạnh hơn bình thường vì tình trạng co mạch ngoại biên. Kèm theo đó là tình trạng mũi, tai, móng tay, móng chân bệnh nhân bị tím tái, có dấu hiệu sốc lạnh. 

- Những bệnh nhân nặng có thể xuất hiện triệu chứng hoại tử, nếu dùng tay ấn vào da sẽ có hiện tượng da đổi màu, tuy nhiên vì trụy mạch ngoại biên nên da không thể phục hồi lại ngay. 

- Bệnh nhân cũng có thể bị đau cơ nghiêm trọng, đau lan tỏa khắp cơ thể, bệnh nhân bị chuột rút, có triệu chứng thiếu oxy tổ chức. 

Trên đây là một số triệu chứng của tình trạng sốc nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, biểu hiện của bệnh khá phong phú vì thế nếu thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời. Tránh tự ý mua thuốc để phòng nguy cơ rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. 

3. Phương pháp chẩn đoán và xử lý sốc nhiễm trùng

3.1. Phải làm sao để chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm trùng?

Để chẩn đoán tình trạng số nhiễm trùng, bác sĩ cần dựa trên một số yếu tố sau: 

- Khai thác về tiền sử tiêm phòng, các bệnh mạn tính, tình trạng suy giảm hệ miễn dịch,… ở bệnh nhân.

- Dựa vào một số yếu tố nguy cơ như tình trạng sinh non, suy dinh dưỡng, hoặc bệnh nhân đã từng trải qua thủ thuật can thiệp, phẫu thuật,… hay không. 

- Xác định một số triệu chứng khởi phát ở người bệnh phát hiện chính xác khu vực nhiễm trùng nguyên phát và một số nguyên nhân gây bệnh chẳng hạn như tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, hay nhiễm trùng đường tiêu hóa,…

- Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng với một số biểu hiện của người bệnh như thân nhiệt, huyết áp nhịp thở, sự thay đổi về nhận thức, mạch đập nhanh, mạch yếu,…

- Dựa vào các kết quả cận lâm sàng: Hiện nay, chưa có một loại xét nghiệm đặc hiệu nào giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sốc nhiễm trùng. Bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để được kết quả chính xác nhất. Cụ thể là:

Xét nghiệm máu cần thiết trong công tác chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm máu cần thiết trong công tác chẩn đoán bệnh

+ Xét nghiệm máu.

+ Phương pháp cấy mẫu bệnh phẩm của ổ nhiễm trùng được nghi ngờ, chẳng hạn như đờm, mủ, nước tiểu, phân,… Phương pháp này thường được chỉ định trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh.

+ Cấy máu: Cần được áp dụng trước khi cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Bệnh nhân cần được lấy 2 mẫu máu để thực hiện cấy máu. Trong đó, một mẫu cấy qua đường tĩnh mạch, lưu trữ hơn 48 tiếng và một mẫu sẽ được cấy qua đường ngoại vi. 

+ Xét nghiệm CRP và Procalcitonin. 

Bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng khi có đủ 3 yếu tố như sau: Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và đã xác định được nguồn gây nhiễm khuẩn, ít nhất một cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng, bệnh nhân bị tụt huyết áp và không đáp ứng khi bù dịch. 

Cần phân biệt một số trường hợp sốc nhiễm trùng như sau: Sốc giảm thể tích, sốc phản vệ, sốc tim. Những trường hợp nặng, tiên lượng xấu là những ca bệnh đã xuất hiện biểu hiện suy đa tạng, tụt huyết áp, Lactat máu tăng, không đáp ứng được thuốc vận mạch.

3.2. Phương pháp xử lý tình trạng số nhiễm trùng

Đối với những tình trạng sốc nhiễm trùng, bệnh nhân cần được lọc máu liên tục để có thể đào thải được các chất hòa tan có khối lượng phân tử trung bình đúng như trọng lượng của chất tiền viêm. Đồng thời phương pháp này cũng có thể giúp bệnh nhân cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng hơn. 

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Như vậy, có thể nói rằng, sốc nhiễm trùng là tình trạng rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này cũng như một số vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ